"

Kỹ thuật trồng rau thủy canh

 Một số thông tin/đặc điểm chính của quy trình/công nghệ: Áp dụng đơn giản, rẻ tiền, phù hợp với sản xuất nhỏ lẻ của Việt Nam, góp phần cung cấp nguồn thức ăn sạch ngay tại gia đình.

Thủy canh có nghĩa là trồng cây trong dung dịch mà không cần đất. Trước đây, phương pháp này còn khá phức tạp, chi phí tốn kém và thường chỉ những người có kinh nghiệm và kiến thức mới có thể làm được. Nay chúng tôi xin giới thiệu quy trình thủy canh rau sạch bằng hệ thủy canh tĩnh (không hồi lưu) đơn giản, không tốn kém, tiện lợi, dễ dàng áp dụng cho mọi gia đình để trồng rau sạch. Phương pháp này có thể tận dụng những khoảng trống ở hiên nhà, sân thượng, nơi có ánh sáng chiếu vào được.

Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ

– Chuẩn bị thùng xốp: Mua thùng xốp hoặc có thể tận dụng các thùng xốp bán hoa quả, những thùng xốp này có chiều rộng khoảng 40 cm, chiều dài 50 cm. Cắt các thùng xốp sao cho chiều cao còn lại khoảng 20 cm. Mỗi thùng xốp như vậy sẽ chứa được khoảng 25 lít dung dịch. Tuy nhiên với đa số các loại rau, chỉ nên sử dụng 20 L dung dịch là đủ để đảm bảo có một phần rễ cây không ngập trong dung dịch. Điều này giúp phần rễ cây nằm trên dung dịch có dưỡng khí tốt đủ cung cấp cho cây. Phương pháp này sẽ giúp giảm thiểu việc sục khí cho dung dịch hàng ngày. Thùng xốp được bọc nylong đen mặt bên trong để giúp dung dịch không bị thất thoát ra bên ngoài đồng thời đảm bảo môi trường tối cho rễ cây sinh trưởng tốt trong dung dịch và hạn chế sự phát triển của rêu.

– Chuẩn bị nắp thùng xốp: Nắp thùng xốp được đục lỗ cách đều nhau, tùy từng loại cây để có thể đục lỗ to hay nhỏ, thưa hay dày. Ví dụ đối với rau muống, với kích thức thùng xốp như trên ta có thể đục 15 lỗ (đường kính lỗ to khoảng 4 cm để đảm bảo khít với cốc nhựa hay rọ nhựa dự định đưa vào). Với một số cây trồng như rau xà lách, có thể đục lỗ nhỏ (đường kính 1,5 cm) và chuyển cây trực tiếp vào các lỗ này mà không cần cốc hay rọ nhựa. Trong trường hợp này, có thể trồng 12 -15 cây/thùng xốp và có thể dùng bông hay xốp để cố định cây.

– Chuẩn bị cốc nhựa hay rọ nhựa: Trường hợp dùng cốc/rọ nhựa, nên tìm các cốc nhựa/rọ nhựa tốt nhất là mầu tối hoặc đục để tránh ánh sáng có thể xuyên qua, giúp tạo môi trường tối cho rễ cây phát triển tốt và tránh rêu mọc bên trong. Đục các lỗ xung quanh cốc nhựa để rễ cây có thể đâm qua các lỗ này vào dung dịch. Các cốc/rọ nhựa này cùng với giá thể có vai trò đỡ cây đứng thẳng.

Chuẩn bị giá thể: Giá thể có thể là xơ dừa, rơm rạ luộc kỹ, trấu hun, râu ngô…. . Các bạn có thể mua xơ dừa tại www.vinascg.com .Có thể kết hợp rơm rạ và trấu hun. Trấu hun có mầu đen được phủ lên bề mặt cốc càng giúp đảm bảo che ánh sáng cho rễ phát triển tốt.

Chú ý: Rơm rạ luộc là giá thể rẻ tiền và sẵn có nhất, tuy nhiên khi dùng rơm rạ cần chú ý luộc kỹ (đun sôi, thay nước 4-5 lần) sau đó đem ngâm nước  7 -10 ngày (thường xuyên thay nước) sao cho rơm rạ không phôi màu vàng ra nữa là được.

Image result for kỹ thuật trồng rau thủy canh

Bước 2. Chuẩn bị cây con

Cây con được gieo vào khay bầu (mỗi khay bầu có khoảng 130 -200 bầu nhỏ tùy từng loại). Giá thể để gieo ươm cây con có thể là đất trộn trấu hun theo tỷ lệ đất: trấu là 8:2. Chú ý nên dùng đất sạch nguồn bệnh hoặc xử lý đất bằng thuốc trừ nấm đặc biệt đối với những cây con dễ bị nấm gây hại rễ giai đoạn nhỏ. Trấu hun nên được rửa qua nước đề không gây xót rễ cây con. Ngâm ủ hạt nứt nanh rồi đem gieo vào những khay bầu (mỗi bầu 1 đến 2 hạt tùy từng loại cây). Như vậy mỗi khay bầu có thể cung cấp khoảng 200 cây con. Khi cây con chưa nảy mầm, cần để các khay bầu trong ánh sánh nhẹ hoặc che ánh sáng trực tiếp vào cây con đang nảy mầm. Khi cây con nảy mầm đều khoảng 2 cm, đưa dần cây con ra ánh sáng. Dùng dung dịch dinh dưỡng pha loãng để tưới cây con hàng ngày (nồng độ dung dịch pha loãng bằng ½ nồng độ dung dịch trồng cây). Khi cây con được khoảng 2 tuần tuổi (tùy từng loại cây, thông thường cây cao khoảng 8-10cm và có vài lá thật), tiến hành nhổ cây con để chuyển vào dung dịch.

Bước 3. Chuẩn bị dung dịch

Cách pha dung dịch trồng từ dung dịch mẹ A và B: Tùy theo loại cây trồng, có thể pha 2-3 ml dung dịch mẹ mỗi loại vào một lít nước, ví dụ để pha 100L dung dịch dinh dưỡng trồng cây  thì cần 200 -300 mL dung dịch A hòa cùng với 200-300 mL dung dịch B.

Bước 4. Trồng cây trong dung dịch

Chuyển cây vào dung dịch: Cây con sau khi nhổ từ khay bầu, mang trồng vào các cốc nhựa sao cho rễ cây dễ dàng đâm ra ngoài nhất. Giá thể (rơm rạ, sơ dừa, trấu hun…) được dùng để cố định cây giúp cây đứng thẳng. Khớp các cốc nhựa này vào các lỗ của nắp thùng xốp và đặt nắp này trên các thùng xốp đã có dung dịch thủy canh.

Bổ sung dung dịch dinh dưỡng: Trong quá trình cây sinh trưởng cây sẽ hút dung dịch trong thùng xốp, vì vậy dung dịch sẽ vơi dần, chú ý bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng thường xuyên cho cây (thông thường 1 lần/tuần) để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng.

Bước 5. Thu hoạch

Đối với các loại cây rau như rau muống, rau cải, mùng tơi, rau kinh giới… , sau 2-3 tuần có thể được thu hoạch lứa đầu tiên. Tiến hành cắt hoặc tỉa rau, sau đó bổ sung dung dịch để rau lại tiếp tục sinh trưởng cho các lứa thu hoạch sau. Thông thường mỗi lứa thu hoạch cách nhau khoảng 1 tuần.

Related image

Kết quả test các thành phần cơ bản của Mụn dừa – Đất sạch VINASCG1 của Công ty Cổ phần SCG Việt Nam

Kết quả Test các thành phần cơ bản đất sạch VINASCG 1 (1)
  • Mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua xơ dừa xin vui lòng liên hệ Công ty Cổ phần SCG Việt Nam

Địa chỉ: Số 03, ngõ 342/29 đường Hồ Tùng Mậu, Phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, Việt Nam

Mobile/WhatApp/Viber/Weachat/Zalo:  +84937577666

Email:     scg.vietnamjsc@gmail.com

Website: www.vinascg.com

One thought on “Kỹ thuật trồng rau thủy canh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader